PHONG CÁCH INDOCHINE

PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE
PHONG CÁCH INDOCHINE

Tìm hiểu phong cách Indochine là gì? Kiến trúc, decor, đặc điểm phong cách nội thất Indochine và ý tưởng đẹp. Truyền cảm hứng thiết kế không gian tuyệt mỹ.

1. Phong cách Indochine là gì?

Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Đông Dương tiếng pháp là Indochine chỉ một khu vực ở Đông Nam Á, gần phía đông Ấn Độ và phía nam Trung Quốc. Thuật ngữ Indochine nguyên gốc là Indo-China được đặt ra vào đầu thế kỷ XIX. Nó nhấn mạnh ảnh hưởng của văn hóa đối với khu vực của nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Thuật ngữ này sau đó được dùng làm tên của thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp (Campuchia, Việt Nam, Lào,.. ngày nay). 

2. Lịch sử hình thành phong cách Đông Dương Indochine (Indochine Style)    

Quân Pháp chiếm thành Gia Định năm 1859 mở đường cho việc thành lập Đông Dương thuộc Pháp. Dưới thời đế quốc Pháp, Luật Cornudet được thông qua. Quy định các quy tắc về quy hoạch và phát triển đô thị ở các thuộc địa của nó. Sao cho các kỹ thuật xây dựng của phương Tây đương đại sẽ hài hòa với thẩm mỹ bản địa và khí hậu nhiệt đới ẩm.

Ernest Hebrard (kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp) được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho Phong cách Indochine. Đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước Đông Dương với kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Tại Việt Nam, phong cách này là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống của Việt Nam và châu Âu trong cả thẩm mỹ và tính thực tế của công năng sử dụng.  Phong cách này hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi.

3. Phong cách nội thất Đông Dương qua từng thời kỳ

Sự phát triển kiến trúc Đông Dương đạt đỉnh cao ở Việt Nam những năm 1920-1945 và suy yếu vào những năm 1960. Giai đoạn sau năm 1945 thiết kế mang đầy hoài niệm, khao khát truyền thống hoặc chạm vào một số nét sáng tạo từ xu hướng quốc tế hóa lúc bấy giờ.

Một số tài liệu khác cho rằng phong trào này diễn ra vào những năm 1920 – 1930 với một làn sóng người Việt giàu có xây nhà hoàn toàn theo bước chân của người Pháp. Và một nhóm khác theo đuổi phong cách hiện đại hơn kết hợp các yếu tố trang trí miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sự kết hợp kiến trúc, sử dụng cả vật liệu xây dựng bản địa như gỗ, tre, bùn,… với các vật liệu đô thị như sắt, ngói, gạch,… hóa ra lại tốn kém, và chỉ những người rất giàu có mới có thể mua được.


Sài Gòn năm 1920
Trong thập kỷ qua, đã có nhiều công trình đồ sộ về kiến trúc Pháp ở Việt Nam. Phong cách Indochine được thấy ở Sài Gòn và Hà Nội trong các công trình khách sạn, resort, biệt thự cao cấp.

4. Đặc điểm phong cách nội thất indochine qua nghiên cứu của các nhà sử gia

4.1. Xu hướng đặc trưng

Cũng có quan điểm cho rằng phong cách Indochine không hoàn toàn thành công bởi vì chi phí cao. Điều này đã khiến người Pháp quay trở lại thiết kế cổ điển của họ. Quan điểm này cũng cho rằng kiến trúc ở Việt Nam thời Pháp thuộc là kết quả của các cuộc đàm phán chính trị giữa các chính quyền khác nhau. Giữa chính quyền thuộc địa với địa phương. Giữa người Pháp và người bản xứ. Cũng như giữa các giải pháp và kỹ thuật, thẩm mỹ khác nhau được đưa ra tại lúc đó. Do đó, không có cái gọi là kiến trúc thuộc địa đúng nghĩa mà chỉ là hiện tượng lai tạp của các nền văn hóa đan xen. Góp phần tạo nên khoảnh khắc thuộc địa.

 

4.2. Đặc điểm nguyên vật liệu

Từ góc nhìn khác, Hartingh, Craven-Smith-Milnes, và Tettoni (2007) đã xem xét kiến trúc Việt Nam thời cổ đại đến hiện đại và kết luận rằng: Mặc dù thiết kế nội thất Indochine ở Việt nam có sự giao thoa của văn hóa Trung Quốc và châu Âu. Nhưng thiết kế bản địa vô cùng đa dạng. Nhờ vào đặc điểm khác nhau của nhiều địa phương Việt Nam khác nhau, cụ thể như:

Nguyên vật liệu: Đá, xi măng bắt nguồn từ phương Tây. Sử dụng đồ gốm trong trang trí bắt nguồn từ Trung Quốc. Hoa sen, hoa cúc mẫu đơn trong trang trí bắt nguồn từ Trung Quốc. Hoa và lá gắn liền với phương Tây như hoa loa kèn, cành ô liu, tulip, lá sồi, cành nguyệt quế, quả thông,… vỏ sò được sử dụng trong trang trí do ảnh hưởng của cả phương Tây và Trung Quốc. Các biểu tượng như đồng tiền, bầu rượu, các từ thọ, phúc, vạn,… bắt nguồn từ Trung Quốc. Còn đối với người Việt. Các thiết kế trang trí được làm chủ yếu bằng gốm sứ, tượng được xây bằng gạch. Nhà thường làm bằng gỗ, hoa huệ được trang trí phổ biến.

5. Kiến trúc indochine

Khi đến định cư ở Hà Nội cuối thế kỷ 19, từ 1900 – 1920 Pháp bắt đầu xây dựng đường phố và cơ quan hành chính. Biến các Phố ở phía đông nam Hồ Gươm hoàn toàn thành phong cách kiến trúc Pháp. Kiến trúc chủ đạo là phong cách cổ điển và tân cổ điển mang hơi hướng của các vùng miền khác nhau của Pháp. Nhiều tòa nhà được xây dựng theo phong cách hoành tráng, thiết kế đều đối xứng.

Từ năm 1920 – 1945, thời kỳ này chứng kiến sự hội nhập các giá trị Đông – Tây trong kiến trúc. Thể hiện qua các mái nhà, đồ trang trí, nội thất. Phong cách Indochine chú ý nhiều hơn đến mái nhà, thông gió, hàng hiên, cửa ra vào, cửa sổ. Thiết kế có tính đến các biểu tượng nguồn gốc từ Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
Kiến trúc mái vòm đặc biệt xuất hiện cả trong không gian nội thất và ngoại thất. Thiết kế nhiều cửa sổ, tuy nhiên hạn chế quá nhiều ánh sáng tràn vào, hướng gió, hướng sáng các mùa được tính toán kỹ. Các chi tiết điêu khắc trên bệ cửa sổ, các trụ cột cao được chú trọng

6. Ứng dụng phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất – Bản giao hưởng văn hóa Đông Tây

Những công trình nội thất phong cách Đông Dương (Indochine) luôn có sự giao thoa tinh tế giữa vẻ sang trọng của kiến trúc cổ điển Pháp và cảm giác thư thái của vùng nhiệt đới phương Đông. Với những vật liệu tự nhiên và không gian thoáng.

Năm tháng qua đi kéo theo sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo ra nhiều vật liệu mới, thiết bị hiện đại. Nhưng con người luôn mong muốn tìm về những giá trị xưa cũ. Sự trở lại của phong cách Indochine những năm gần đây là một minh chứng rõ nét cho điều này.

 Giữa những phong cách thiết kế hiện đại, công nghiệp,… Indochine vẫn khẳng định được vị thế qua các biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng, căn hộ chung cư, … sang trọng đẳng cấp khiến nhiều người phải ao ước.

7. Đặc điểm phong cách nội thất Indochine: Cách thiết kế nội thất phong cách Đông Dương đẹp ngày nay

7.1. Nguyên liệu làm nội thất phong cách indochine

Gỗ, mây, tre, gạch là những vật liệu điển hình tạo nên một không gian nội thất mang phong cách Đông Dương.

Gỗ: Mộc mạc, tự nhiên nhưng khi hiện diện trong không gian phong cách Indochine thường được phủ lớp sơn màu đen kết hợp với vật liệu mây tre đan và decor hài hòa trở nên vô cùng sang trọng, đẳng cấp. Trong không gian theo phong cách này gỗ thường thấy ở các hạng mục như cửa, sàn, trần nhà, bàn, ghế, giường, tủ, hệ khung kết cấu, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng, ốp tường…

Tre, mây: Được sử dụng để làm mềm mại không gian. Đem đến cảm giác dễ chịu thư thái hơn, thường xuất hiện ở các món đồ trang trí, tấm vách ngăn, kết hợp với ghế, cánh tủ, bàn trà,…

Gạch: Phong cách nội thất Đông Dương thường ứng dụng gạch trong lát sàn,. Tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế, uyển chuyển.

7.2. Màu sắc nội thất phong cách đông dương

Phong cách nội thất Indochine ghi dấu ấn thẩm mỹ riêng biệt bằng những gam màu trung tính. Mang hơi hướng hoài cổ như đen, vàng, nâu, trắng,… kết hợp với màu sắc của các chất liệu thô như gỗ, tre, mây, gạch,… Đây chính là nét đặc trưng không dễ nhầm lẫn.

7.3. Họa tiết trong phong cách thiết kế nội thất Indochine

Ngoài tính thẩm mỹ của thiết kế. Phong cách nội thất Indochine cũng rất chú trọng đến chiều sâu, giá trị của họa tiết trang trí. Thường sử dụng những họa tiết trang trí mang màu sắc văn hóa bản địa như họa tiết tứ linh (long, ly, quy, phượng), hoa văn thời Đông Sơn, hoa sen, hoa lá cách điệu, hình kỷ hà, tĩnh vật, hình khối đơn giản,…

Phong cách thiết kế đông dương sử dụng nội thất chất liệu gỗ, mây, tre đan
Tượng Phật, bình gốm cũng xuất hiện nhiều trong những không gian Indochine. Nhiều hoa văn, họa tiết đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách thiết kế Indochine. Được ứng dụng rộng rãi trong trang trí trần, tường, sàn, vách ngăn, đồ nội thất,…

Các họa tiết kỷ hà, họa tiết mắc lưới lục giác, hình thoi, tam giác, chữ nhật,…với độ dài ngắn khác nhau, các họa tiết không đều nhau. Được sử dụng trong các đồ vật trang trí tạo nên một vẻ đẹp hài hòa và thu hút.

Với những thông tin PHU TAI DESIGN vừa cung cấp về phong cách Indochine hy vọng hữu ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế hãy liên hệ ngay Hotline: 058.583.9999 hôm nay để không bỏ lỡ chương trình khuyến mại.